Top 10 thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai là một trong những triệu chứng mà rất nhiều chị em phụ nữ trong thời gian thai kỳ hay gặp phải. Sức đề kháng của bà bầu trong thời gian mang thai thường kém hơn so với người bình thường, vì vậy rất dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Tiêu chảy khi mang thai cũng là một vấn đề khiến các bà bầu lo lắng vì nó ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân ra sao? cần làm gì để điều trị và nên bổ sung những loại thực phẩm nào cho mẹ bầu? Tất cả sẽ được toplisthcm.vn giải đáp và gợi ý qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy là gì?
Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Khi ăn hoặc uống phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn, cộng thêm sức đề kháng yếu hơn bình thường thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.
Đôi khi, mặc dù đã rất cẩn thận trong vệ sinh ăn uống, nhưng mẹ bầu vẫn có thể bị tiêu chảy do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể.
Ngoài ra, tình trạng bà bầu bị tiêu chảy còn bắt nguồn từ một vài nguyên nhân khác như:
-
Một số thai phụ bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ, thậm chí là ăn nhiều đồ mỡ, đạm không tiêu hóa được gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy khi mang thai.
-
Việc thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh sẽ khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, làm cho bà bầu bị tiêu chảy.
-
Mẹ bầu sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng, vitamin, các chất bổ,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải, gây ra tình trạng rối loạn dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
-
Thay đổi nội tiết cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong thời gian đầu mang thai.
-
Mẹ bầu có khả năng bị mắc các bệnh lý đường tiêu hóa trước đó như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, Celiac, viêm loét đại trực tràng chảy máu,…
Bà bầu được xác định bị tiêu chảy là khi đi ngoài phân lỏng quá 3 lần trong 24h, có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy nguyên nhân.
Các triệu chứng của tiêu chảy khi mang thai
Các triệu chứng mà bà bầu hay gặp khi bị tiêu chảy:
-
Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy, đau âm ỉ vùng quanh rốn, nhiều khi trội lên thành cơn, đôi khi còn bị đau bụng dữ dội. Mỗi cơn đau như vậy sẽ xuất hiện tiêu chảy. Những cơn đau bụng sẽ gây kích thích tử cung co bóp làm ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Nôn mửa: thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy do tả hoặc Rotavirus. Bà bầu nôn nhiều kết hợp với đi ngoài phân lỏng khiến cho cơ thể mệt mỏi nhiều, mất nước và điện giải, thai phụ suy kiệt nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sốc mất nước.
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao ?
Tiêu chảy khi mang thai nếu bị nhẹ có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị tiêu chảy nặng kèm theo đau bụng, đặc biệt nếu bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Với trường hợp bà bầu bị tiêu chảy nặng thì nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về tình trạng của mình để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhất là khi mẹ bầu đã bị tiêu chảy 2-3 ngày mà sử dụng các biện pháp điều trị thông thường không có hiệu quả. Lúc này, bà bầu cần phải có sự thăm khám lâm sàng của bác sĩ, làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà điều trị dứt điểm.
Để hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau:
-
Bổ sung đầy đủ nước trong ngày.
-
Hạn chế ăn các đồ ngọt, quả ngọt, đồ uống có cồn, có ga, cà phê, nước giải khát đóng chai,…
-
Nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể tăng sức đề kháng, tránh căng thẳng.
-
Ăn chín, uống sôi.
-
Không ăn tiết canh, gỏi, thịt tái sống,…
-
Luôn rửa thật sạch rau sống trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Hạn chế ăn uống ngoài hàng quán.
-
Tránh ăn các thực phẩm nhiều gia vị hoặc nhiều chất béo.
-
Trong thời kỳ nghén thì bà bầu nên ăn các thực phẩm như bánh mì nướng, cháo, khoai tây nghiền,… tránh các đồ ăn nhiều nước.
-
Nên bổ sung sữa chua giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột.
-
Hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ khám thai uy tín và chất lượng để được bác sĩ tư vấn và nhắc nhở về các vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ của mình, cũng như xử trí kịp thời các tình huống phát sinh nếu có.
Gợi ý top 10 thực phẩm cho bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt và không tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Nó sẽ giúp cho các mẹ xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách tự nhiên.
1. Cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng pectin dồi dào, chất này khi vào trong ruột sẽ biến thành một dạng keo làm tăng trọng lượng phân và tạo ra môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, qua đó hạn chế được tiêu chảy. Ngoài ra, cà rốt còn bổ sung nước, kali và các loại muối khoáng giúp bà bầu cân bằng được chất điện giải trong cơ thể, đồng thời bù đắp lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.
2. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm giàu probiotics
Probiotics là các loại vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và sửa chữa tổn thương ở niêm mạc ruột. Các loại thực phẩm có chứa Probiotic chẳng hạn như là sữa chua, kefir,…
3. Chuối
Bà bầu bị tiêu chảy được khuyến khích ăn chuối vì những lý do sau:
-
Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột, làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy.
-
Thành phần carbohydrate trong loại quả này rất dễ tiêu hóa. Điều này giúp cung cấp cho bà bầu nguồn năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.
-
Lượng kali dồi dào từ chuối sẽ giúp bù đắp lượng điện giải bị mất do đi lỏng nhiều lần.
-
Ngoài ra, chuối còn giúp bổ sung vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho cùng nhiều chất dinh dưỡng không chỉ có lợi cho mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
4. Cơm chính
Thực phẩm này giúp giảm đi ngoài phân lỏng bằng cách bổ sung nhiều tinh bột để hút bớt nước, axit và dịch vị tiêu hóa trong đường ruột, đồng thời làm cho khối phân trở nên cứng và to hơn trước khi được đào thải ra ngoài.
Khi nấu cơm, bà bầu chú ý dùng gạo trắng và nấu hơi nhão hơn ngày thường để dễ tiêu hóa. Tránh ăn cơm quá khô khiến đường ruột bị đau và khó chịu.
5. Khoai lang, khoai tây
Ngoài chứa nhiều tinh bột, khoai lang giàu vitamin A, C, kali và khoai tây thì giàu kali và chất xơ dễ tiêu hóa. Ăn hai thực phẩm này sẽ giúp bà bầu chắc bụng và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bị tiêu chảy.
6. Trứng gà
Thực phẩm này rất lành tính và giàu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi cũng như không lo bị thiếu hụt dưỡng chất do đi ngoài nhiều. Không nên chiên với dầu, bơ vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa.
7. Táo
Táo là thực phẩm đứng đầu trong các loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan pectin, chất này sẽ tạo thành một lớp keo bảo vệ niêm mạc đường ruột trước các tác nhân gây tiêu chảy.
Bà bầu được khuyến cáo nên ăn vài quả táo một ngày trong thời gian bị tiêu chảy. Tốt nhất nên ăn táo tươi vì như vậy sẽ thu được nhiều chất xơ hơn so với việc uống nước ép.
8. Bánh mì nướng
Bánh mì nướng giảm tiêu chảy bằng cách thấm hút bớt dịch trong lòng ruột, xoa dịu bao tử và khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại. Bên cạnh đó thành phần carbohydrate trong bánh mì giúp bà bầu có thêm nhiều năng lượng để hoạt động.
9. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu chảy, táo bón an toàn cho bà bầu nhờ chứa nhiều omega-3. Đây là một loại axit béo có tác dụng kháng viêm. Nó giúp làm lành tổn thương viêm nhiễm trong đường ruột.
Bà bầu có thể thêm dầu hạt lanh vào trong cháo, súp hoặc thay thế các loại dầu khác khi xào nấu món ăn.
10. Quả Việt Quất
Việt quất chứa nhiều anthocynide – một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất này được biết đến với khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, giảm viêm nhiễm và bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Thêm vào đó, việt quất còn chứa chất làm se. Nó giúp ngăn chặn quá trình bài tiết chất lỏng trong lòng ruột, nhờ vậy tình trạng tiêu chảy cũng thuyên giảm.
11. Thịt gà
Khi bị tiêu chảy, ngoài nước thì phụ nữ mang thai còn phải đối mặt với tình trạng thất thoát nhiều protein và chất dinh dưỡng. Ăn thịt gà sẽ giúp bù đắp được các dưỡng chất thiếu hụt và giúp bà bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Những thực phẩm bà bầu bị tiêu chảy cần tránh
Nhiều loại thực phẩm, đồ ăn có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và thúc đẩy bệnh tiêu chảy phát triển ngoài tầm kiểm soát.
1. Gia vị cay
Các loại gia vị cây như ớt, mù tạt có tính kích thích mạnh. Nó làm tăng nhu động ruột và khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, nóng rát, tiêu lỏng liên tục.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm rất giàu chất xơ, nếu phụ nữ mang thai đang bị tiêu chảy ăn bông cải xanh, đường tiêu hóa có thể phản ứng xấu khi phải tiêu thụ một lượng lớn chất xơ có trong thực phẩm này. Chúng khiến bụng ì ạch, khó tiêu và sinh ra nhiều khí. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn quá nhiều bông cải xanh cùng lúc.
3. Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Khi bị tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa vốn đang bị tổn thương nên sẽ khó xử lý được hết lượng chất béo đưa vào. Thêm vào đó chúng cũng khiến bà bầu tăng cân quá nhanh. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bà bầu nên tránh ăn các món chiên, xào.
4. Đồ ngọt
Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các thức ăn chứa chất ngọt nhân tạo có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, cản trở máu lưu thông đến đường ruột. Ngoài ra, khi vào trong đường ruột thực phẩm ngọt còn dễ lên men và sinh ra nhiều khí khiến cho bà bầu càng khó chịu hơn.
5. Củ sắn
Thành phần axit cyanhydric ở 2 đầu củ sắn có thể khiến bà bầu bị đau bụng, đi tiêu nhiều hơn hoặc thậm chí là gây ngộ độc, nôn ói. Vì vậy, khi đang bị đau bụng đi ngoài nhiều lần, bà bầu nên tránh ăn sắn.
6. Sữa chứa Lactose
Một số bà bầu bị tiêu chảy do không dung nạp được với lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do cơ thể không có các enzym để phá vỡ loại đường này.
Vì vậy, hãy xem xét thay thế chúng bằng các sản phẩm sữa dành cho bà bầu không chứa lactose hoặc các loại sữa từ thực vật như sữa hạt lanh, đậu nành, óc chó, hạnh nhân,…
7. Thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan
Bình thường, chất xơ hòa tan có nhiệm vụ làm tăng khối lượng cho phân và giúp đi tiêu đều đặn. Tuy nhiên việc tiêu thụ chất này quá nhiều trong thời gian bị tiêu chảy có thể làm đường ruột khó chịu và tổn thương nặng hơn.
Chất xơ hòa tan có nhiều nhất trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt giống, đậu hà lan, bắp cải,… Bà bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm này nếu không muốn bệnh tiêu chảy thêm tồi tệ.
8. Tỏi
Ngoài việc chứa nhiều chất xơ không hòa tan, tỏi còn giải phóng nhiều chất khí gây kích thích nhu động ruột và cung cấp nhiều phức hợp carbohydrate khó tiêu. Trong thời gian bị tiêu chảy, chị em có thể thay thế bằng các loại gia vị khác thân thiện hơn như hẹ hay cần tây.
9. Các thực phẩm khác bà bầu bị tiêu chảy nên kiêng
Bên cạnh những thức ăn trên, một số thực phẩm khác cũng có thể gây kích ứng đường ruột, không tốt cho phụ nữ có thai bị tiêu chảy như:
-
Đồ hộp
-
Thức ăn chế biến sẵn
-
Rau sống, các món nộm, gỏi
-
Các loại quả có múi
Bà bầu bị tiêu chảy tuy không phải vấn đề lớn nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu. Qua những thông tin mà toplisthcm.vn cung cấp đã giải đáp phần nào các thắc mắc cho chị em đang trong thời kỳ mang thai bị tiêu chảy về cách trị tiêu chảy cho bà bầu cũng như gợi ý những loại thực phẩm nào nên ăn và kiêng để có thể điều trị dứt điểm, an toàn. Việc tuân thủ theo chế độ ăn kiêng khoa học cũng sẽ giúp chị em mau chóng thoát khỏi chứng tiêu chảy mà không lo bị thiếu hụt dưỡng chất cho cả mẹ và con.