Vốn điều lệ là gì? Điều cần biết về vốn điều lệ
Để thành lập một doanh nghiệp, chúng ta trước hết là phải cần có vốn dùng để đầu tư hay mua thiết bị. Số tiền ban đầu được các thành viên góp vào để đăng ký thành lập doanh nghiệp được gọi là vốn điều lệ. Trong bài viết này sẽ phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về khái niệm vốn điều lệ là gì cũng như phân biệt nó với vốn pháp định và giải đáp thắc mắc một số câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ theo quy định pháp luật mới nhất.
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng số vốn được thành viên hay chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết khi thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Đồng thời, nó còn là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập đối với công ty cổ phần được ghi vào trong điều lệ doanh nghiệp.
Ngoài ra, vốn điều lệ còn là khoản vốn sử dụng theo điều lệ và được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định và không tự ý làm giảm vốn điều lệ sao cho thấp hơn vốn pháp định.
Vốn điều lệ có đặc điểm và vai trò gì?
Ngoài việc tìm hiểu vốn điều lệ là gì thì nó còn có những đặc điểm và vai trò như sau:
Đặc điểm
Vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
- Vốn điều lệ do thành viên, chủ sở hữu, cổ đông cam kết góp vào để thành lập công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với công ty cổ phần thì người góp vốn có thời hạn 90 ngày để hoàn tất việc góp vốn, còn đối với công ty TNHH thì có thời hạn là 36 tháng.
- Vốn điều lệ có thể thường được tạo từ nhiều loại tài sản khác nhau. Các loại tài sản góp vào doanh nghiệp có thể là tiền mặt VNĐ, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, các giấy tờ có giá trị sử dụng đất hoặc công nghệ và các loại tài sản có thể được định giá bằng VNĐ.
Vai trò
Vốn điều lệ có một số vai trò chính sau:
- Vốn điều lệ là cơ sở xác định tỷ lệ vốn góp hay cổ phần của thành viên và cổ đông trong từng loại công ty. Dựa vào đó dễ dàng phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và cổ đông trong công ty.
- Vốn điều lệ là một trong những điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề được quy định trong Nghị định số 76/2015/NĐ-CP. Ví dụ như doanh nghiệp bất động sản phải có vốn điều lệ không dưới 20 tỷ VNĐ.
- Vốn điều lệ còn là sự cam kết và trách nhiệm với thành viên và khách hàng cũng như doanh nghiệp đối tác.
==> Tìm hiểu thêm: Các thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ là gì? Khác với vốn pháp định như thế nào? Bây giờ, hãy cùng nhau tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của vốn điều lệ và pháp định nhé!
Giống nhau
Cả 2 đều có sự góp vốn từ chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông khi bắt đầu thành lập công ty.
Khác nhau
Bảng so sánh sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định:
Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Vốn góp có sự cam kết trong thời gian nhất định. Không phải là mức vốn thấp nhất. | Mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải góp vào. Tùy lĩnh vực sẽ có mức vốn pháp định khác nhau. |
Vốn góp cao hơn vốn pháp định. | Vốn góp thấp hơn vốn điều lệ. |
Ví dụ: Muốn thành lập công ty chứng khoán phải cần mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) là 50 tỷ đồng. Nhưng vốn góp điều lệ có thể lên đến 70 hay 100 tỷ đồng. |
Vốn điều lệ và giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ tại các loại hình doanh nghiệp như thế nào?
Công ty TNHH 1 thành viên
Trả lời: Vốn điều lệ tại công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản chủ sở hữu (1 thành viên) cam kết góp và được ghi trong hợp đồng.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trả lời: Vốn điều lệ tại công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng giá trị tài sản chủ sở hữu (2 thành viên trở lên) cam kết góp và được ghi trong hợp đồng. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn số vốn đã góp vào cho công ty theo Điều 47 Khoản 4.
Công ty cổ phần
Trả lời: Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty. Vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần cổ phần có trị giá bằng nhau. Cổ phần có thể là cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi.
Công ty hợp danh
Trả lời: Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp hợp danh. Công ty hợp danh có thể tăng vốn đăng ký bằng cách kết nạp thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân
Trả lời: Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được gọi là vốn kinh doanh, là số tiền mà chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết góp vào, đăng ký chính xác số vốn để thành lập doanh nghiệp bằng vàng, ngoại tệ chuyển đổi, VNĐ hay các loại tài sản khác và được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thời hạn cho góp vốn là bao lâu?
Trả lời: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty phải nộp đủ số vốn đăng ký theo quy định của pháp luật. Thời hạn này không bao gồm thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, làm thủ tục hành chính chuyển quyền sở hữu tài sản.
Nếu không góp đủ vốn điều lệ thì sao?
Trả lời: Nếu không góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn quy định thì chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn đăng ký với số tiền bằng giá trị vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng vốn đăng ký được góp thanh toán đầy đủ.
Đăng ký vốn điều lệ nên cao hay thấp?
Trả lời: Căn cứ vào khả năng tài chính, phương hướng kinh doanh và quy mô kinh doanh thì chủ doanh nghiệp nên giữ số vốn đăng ký ở mức vừa phải và khả năng của mình. Cho đến khi hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào ổn định hơn và có dấu hiệu tăng trưởng thì mới tiếp tục tăng vốn đăng ký của công ty.
==> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại TPHCM giá rẻ, nhanh chóng tại Hoàn Cầu Office
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chi tiết những thông tin hữu ích về vốn điều lệ. Chúng tôi hy vọng bạn đã nắm chắc về khái niệm vốn điều lệ là gì. Đặc điểm và vai trò của nó. Việc hiểu đúng sẽ giúp bạn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp lựa chọn được mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.