Top 10 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện mỗi ngày
Việc hình thành và duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe sẽ chính là “bí kíp” để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn. Chỉ cần thực hiện một vài thói quen nhỏ, cơ thể chúng ta cũng đã được tiếp thêm năng lượng và sức bền. Hãy bắt đầu ngay với 10 thói quen đơn giản dưới đây để khỏe mạnh và hạnh phúc hơn mỗi ngày bạn nhé!
1. Uống đủ nước – thói quen tốt cho sức khỏe
Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe cực kỳ dễ thực hiện đó chính là uống đủ nước mỗi ngày. Uống đủ nước và cấp nước cho cơ thể đúng lúc sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy khỏe khoắn hơn. Việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày cũng góp phần hỗ trợ tiêu hóa, ngăn béo phì, thừa cân hay tiểu đường,… Với chị em phụ nữ, thói quen uống nhiều nước còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da luôn mịn màng, sáng đẹp.
Uống đủ nước và cấp nước đúng lúc là thói quen tốt cho sức khỏe
Thông thường, một người lớn cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy hơi nhàm chán, bạn có thể sử dụng các loại đồ uống khác như nước ép trái cây, nước detox từ hoa quả, sinh tố,…
2. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Để cơ thể luôn khỏe mạnh và có đủ năng lượng để hoạt động mỗi ngày, bạn cần đảm bảo cơ thể được bổ sung dinh dưỡng đủ 3 bữa mỗi ngày. Việc xây dựng một lịch trình ăn uống đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích quan trọng như:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày dài.
- Tránh tình trạng tụt đường huyết, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Hạn chế tình trạng thèm ăn quá mức.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Tăng khả năng tập trung.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng cung cấp cho cơ thể năng lượng hoạt động suốt ngày dài
Bữa sáng là bữa ăn đặc biệt quan trọng trong ngày. Điều này là bởi nó cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào để hoạt động suốt ngày dài. Đồng thời bữa sáng còn giúp khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trẻ em ăn bữa sáng đầy đủ cũng có xu hướng phát triển khỏe mạnh, cao lớn hơn. Một bữa sáng lành mạnh sẽ là sự kết hợp giữa các loại thực phẩm có lợi như: ngũ cốc, trứng, sữa ít béo, rau củ, hoa quả, thịt trắng,… Đây đều các những loại thực phẩm giàu protein, chất béo tốt và chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu và tràn đầy năng lượng.
3. Tập thể dục thường xuyên và đều đặn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp cho con người trở nên hạnh phúc và tích cực hơn trong cuộc sống. Thật vậy, thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của bạn một cách đáng kể. Không chỉ thế, tâm trí cũng sẽ được thả lỏng và luôn tràn đầy năng lượng.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng
Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để đi đến phòng gym hay tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập đơn giản ngay tại nhà. Chính thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe này sẽ giúp duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp, cải thiện các bệnh về tim mạch,… Việc chia nhỏ bài tập thành các hiệp ngắn hơn cũng sẽ phù hợp với những người mới bắt đầu tập luyện.
Mách Bạn 5 Bài Tập Tăng Cường Sức Khỏe Ngay Tại Nhà
4. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ
Sau một ngày dài học tập và làm việc, một giấc ngủ ngon sẽ là thực sự cần thiết để lấy lại năng lượng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc sẽ mang đến vô số những lợi ích cho sức khỏe con người, bao gồm: tăng cường sự tập trung, cải thiện trí nhớ, tâm trạng thoải mái hơn. Để có một tinh thần minh mẫn và sức khỏe tốt, bạn nên ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Khoảng thời gian đi ngủ và thức dậy cũng cần được thiết lập giống nhau.
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần minh mẫn, gia tăng sự tập trung
Bên cạnh thói quen ngủ đủ giấc, bạn cũng đừng quên thiết lập thời gian nghỉ ngơi sao cho thật hợp lý. Khoảng thời gian nghỉ ngơi sẽ là lúc cơ thể phục hồi hoạt động của các chức năng, đầu óc được thư giãn và tinh thần vui vẻ hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người biết cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ ít gặp các vấn đề về sức khỏe, tuổi thọ cao hơn và sống tích cực hơn.
5. Bổ sung nhiều trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu. Chính vì thế, ăn nhiều rau củ quả hằng ngày sẽ là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe. Trong rau xanh và trái cây cũng chứa rất ít calories, giúp giảm lượng calo tiêu thụ trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nhờ đó, hạn chế sự thèm ăn, ngăn tình trạng thừa cân hay béo phì.
Bổ sung nhiều trái cây, rau củ là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ không thể thiếu các loại trái cây tự nhiên, hữu cơ và đầy đủ các màu sắc trái cây tươi, rau củ. Cách tốt nhất để đảm bảo giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng có trong hoa quả là ăn trực tiếp trái cây tươi thay vì nước ép.
6. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong các thói quen tốt cho sức khỏe cần được chú trọng thế nhưng vẫn chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cùng nhiều vấn đề như thực phẩm bẩn, virus gây bệnh,… con người càng có nguy cơ cao nhiễm bệnh, suy giảm sức khỏe.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe và điều trị kịp thời
Chính vì thế, dù bạn vẫn còn trẻ và cảm thấy khỏe mạnh thì vẫn nên có lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chính thói quen này sẽ giúp nhanh chóng phát hiện các vấn đề về sức khỏe từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy bao lâu cần thăm khám sức khỏe một lần? Tần suất kiểm tra sức khỏe định kỳ lý tưởng nhất là mỗi năm một lần. Tuy nhiên tần suất này có thể tăng lên tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, cụ thể:
- Người dưới 30 tuổi, có lối sống lành mạnh và không gặp các vấn đề về sức khỏe thì có thể kiểm tra định kỳ 2 – 3 năm/lần.
- Từ 30 – 40 tuổi: Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.
- Từ 50 tuổi trở lên, việc kiểm tra sức khỏe 1 – 2 lần/năm là điều cần thiết dù cơ thể không có các dấu hiệu về bệnh tật.
7. Kiểm soát các chỉ số cơ thể
Hai chỉ số cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm đó chính là cân nặng và chiều cao. Dựa vào 2 chỉ số này, bạn sẽ tính được BMI (Body Mass Index) – chỉ số khối cơ thể – căn cứ để nhận định cơ thể của một người là cân đối, thiếu cân hay thừa cân. Công thức tính BMI như sau:
Công thức tính chỉ số BMI
Chỉ số BMI trong khoảng từ 18.5 – 25 chứng tỏ bạn có một vóc dáng cân đối cùng cơ thể khỏe mạnh. Nếu chỉ số này dưới 18.5 hoặc trên 25, điều này đồng nghĩa cơ thể bạn đang thiếu cân hoặc thừa cân. Để quay về vóc dáng và thể trạng tiêu chuẩn, bạn cần phải xem lại chế độ ăn uống và tập luyện hằng ngày. Theo dõi chỉ số BMI của cơ thể chỉ mất chưa đến vài phút để thực hiện nhưng đây là thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn duy trì thể trạng cơ thể khỏe mạnh.
8. Nói “không” với thuốc lá và hạn chế rượu bia
Hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe. Bởi các chất độc hại trong thuốc lá sẽ làm tàn phá chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó gây ra vô số các bệnh nghiêm trọng như: lao, viêm phổi, ung thư phổi, loãng xương, tiểu đường, đục thủy tinh thể,… Chính vì thế, hãy nói “không” với thuốc lá ngay từ ban đầu hoặc từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Từ bỏ thói quen hút thuốc hút lá và sử dụng rượu bia quá mức để cải thiện sức khỏe
Rượu bia cũng là một trong những tác nhân làm suy kiệt sức khỏe cơ thể nếu lạm dụng quá mức. Uống quá nhiều bia rượu thường xuyên và liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày. Tuy nhiên nếu uống rượu ở mức vừa phải, đây có thể được xem là thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe ở cả nam và nữ. Cụ thể, thói quen này có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường đời sống tình dục.
9. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa là nhóm chất có hại cho sức khỏe, chủ yếu được tìm thấy trong bơ, mỡ động vật, sữa, thịt bò, thịt nguội, thịt đóng hộp,… Sử dụng quá nhiều các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa sẽ gây ra hàng hoạt các vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư.
Để bổ sung nguồn chất béo tốt cho cơ thể, bạn nên chọn các loại thực phẩm như: quả bơ, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, đậu phụ, sữa chua,… Đây đều là những loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa, vừa giúp cân bằng dinh dưỡng, vừa giúp giữ gìn vóc dáng cân đối.
Các thực phẩm chứa chất béo tốt nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày
10. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh luôn có một sức hút đặc biệt với nhiều người. Thế nhưng một chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm không lành mạnh như: pizza, gà rán, burger, đồ uống có gas, bánh ngọt,… sẽ gây nên tình trạng đáng báo động đối với sức khỏe con người. Nếu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn trong thời gian dài, bạn có thể sẽ gặp tình trạng thừa cân, béo phì hay thậm chí là mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao,…
Thức ăn nhanh là “kẻ thù” của sức khỏe
Cách tốt nhất là hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Thay vào đó là bổ sung các loại trái cây, rau củ quả hoặc các loại hạt giàu dưỡng chất vào thực đơn.
Lời kết
Một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái sẽ là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Chính vì thế hãy áp dụng ngay 10 thói quen tốt cho sức khỏe đơn giản trên đây đều đặn mỗi ngày để thấy được sự thay đổi tích cực. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều động lực để chăm sóc sức khỏe, rèn luyện bản thân để mỗi ngày luôn tràn đầy năng lượng và tự tin!